Mô tả
Giới thiệu chung về bu lông neo
Bu lông neo (bulong neo) hay còn gọi bu lông móng là một loại bu lông được sử dụng phổ biến trong xây dựng và công nghiệp. Nó được gọi là “neo” bởi vì nó có khả năng chịu tải trọng cao và giữ các vật liệu lại với nhau thành một liên kết. Bu lông neo được sử dụng rộng rãi trong xây dựng cầu, nhà cao tầng, các công trình dân dụng và công nghiệp khác. Nó cũng được sử dụng trong ngành sản xuất tàu thủy, máy móc và các ngành công nghiệp khác
Các loại bu lông neo
Bu lông neo được tạo thành từ thân thép tròn trơn. Được tiện ren một đoạn, đi kèm với đai ốc và long đền. Một số dự án sẽ sử dụng long đền vuông. Hoặc tấm bản mã riêng để kết hợp với bulong neo.
Tùy vào yêu cầu kỹ thuật và hình dạng của từng công trình. Bu lông neo sẽ có hình dạng khác nhau như chữ L, J, I, U… Trong đó, những loại phổ biến nhất là bulong neo J, bulong neo L và bulong neo thẳng. Các thông số kỹ thuật của bulong neo cũng sẽ khác nhau. Như chiều dài, đường kính, chiều dài ren, cường độ cấp bền và bề mặt xử lý từng dự án cụ thể.
Quy cách bu lông neo
Kích thước bulong neo
- Đường kính bu lông móng: M10, M12, M14, M16, M18, M20, M22, M24, M27, M30, M33, M36, M39, M42, M45, M48, M52, M56, M60, M64, M72, M100
- Tổng chiều dài thân bulon neo: từ 100mm -> 6000mm
- Chiều dài tiện ren: 30mm -> 400mm
Bề mặt xử lý bu lông neo
Nếu bu lông được sử dụng trong môi trường ẩm ướt, bụi bẩn hoặc hóa chất. Việc chọn loại chống ăn mòn phù hợp có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bu lông và giảm thiểu sự suy giảm hiệu suất. Các loại chống ăn mòn phổ biến bao gồm mạ kẽm điện phân (xi trắng), mạ kẽm nhúng nóng, inox 304, inox 316…

Bu lông neo móng
Cường độ bulong neo
Bu lông neo được thiết kế để chịu lực và tải trọng cao. Chúng có khả năng chịu được lực kéo, lực nén, lực uốn và lực xoắn. Đồng thời còn chống được các yếu tố môi trường bên ngoài như ẩm ướt, ăn mòn, oxy hóa và nhiệt độ. Cường độ của bulong neo móng thường được đo bằng đơn vị N/mm2 hoặc MPa (megapascal).
- Grade 3.6, 4.6, 5.6, 6.6, 8.8
Vật liệu chế tạo bulong neo
Bulong neo thường được làm từ các vật liệu chất lượng cao. Như thép carbon, thép không gỉ và hợp kim thép. Chất liệu này đảm bảo tính chất cơ học và độ bền của bu lông neo. Giúp nó có thể chịu được tải trọng cao và môi trường khắc nghiệt.
Tiêu chuẩn bulong neo
- DIN, ASTM, JIS, TCVN
Bảng tra khối lượng bulong neo
- Ta có công thức tính như sau: Khối lượng (kg) = 0.000785 x D x D x 7.85. Trong đó D: là đường kính bulong neo
Đường kính Bu lông neo | M14 | M16 | M18 | M20 | M22 | M24 | M27 | M30 | M32 | M36 | M42 | M48 |
Khối lượng / 1m chiều dài (kg) | 1.20 | 1.57 | 1.99 | 2.46 | 2.98 | 3.54 | 4.49 | 5.54 | 6.31 | 7.99 | 10.87 | 14.2 |

bu lông neo
Bài viết liên quan:
Thí nghiệm bu lông neo
Cường độ bu lông neo thường được thí nghiệm kéo ở các Trung tâm kiểm định chất lượng uy tín. Như Quatest 3 hay các phòng lab như Bách Khoa, Saigon Union…
Tiêu chuẩn thí nghiệm cơ tính bulong neo: TCVN 1916-1995 cụ thể:

Cường độ bulong neo
Bulong Ohio hướng dẫn tính nhanh cường độ của bu lông neo móng như sau. Trị số 4.6, 5.6, 6.6 và 8.8 biểu thị cấp bền của bulong neo móng. Để tính lực kéo của bulong neo móng, ta sử dụng công thức sau:
- Giới hạn bền danh nghĩa (MPa) = số đầu tiên của trị số nhân với 100.
- Giới hạn chảy (MPa) = số thứ hai của trị số chia cho 10 lần giới hạn bền danh nghĩa (Mpa).
Ví dụ:
- Bulong neo móng cấp bền 4.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 4×100=400 Mpa. Giới hạn chảy là 400x(6/10)=240 Mpa.
- Bu lông neo móng cấp bền 5.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 5×100=500 Mpa. Giới hạn chảy là 500x(6/10)=300 Mpa.
- Bulong neo móng cấp bền 6.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 6×100=600 Mpa. Giới hạn chảy là 600x(6/10)=360 Mpa.
- Bu lông neo móng cấp bền 8.8 có giới hạn bền danh nghĩa là 8×100=800 Mpa. Giới hạn chảy là 800x(8/10)=640 Mpa. Bulong neo này được gọi là bu lông neo cường độ cao.

bu lông neo u
Biện pháp thi công bu lông neo
Các lưu ý khi kiểm tra vị trí móng và bulong neo
- Trước khi lắp đặt kết cấu thép, cần phải kiểm tra lại vị trí và độ cao của bu lông neo.
- Các mốc cao độ phải được thiết lập trước dựa trên yêu cầu thiết kế.
- Các thiết bị kiểm tra phải được kiểm định để đảm bảo tính chính xác.
- Cường độ bê tông của móng cần đạt ít nhất 70% cường độ thiết kế.
- Bulong neo phải được giữ vững vị trí theo phương ngang, dọc. Và đứng trong suốt quá trình từ khi đặt đến khi đổ bê tông.

Dung sai lắp đặt bulong neo móng

Định vị và lắp đặt bulong neo
Thi công bu lông neo
Sau khi đã lựa chọn được Bu lông móng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. Bước tiếp theo Bulong Ohio hướng dẫn cách định vị và lắp đặt bulong neo chân cột. Để lắp đặt bulong neo móng trong quá trình xây dựng, có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sử dụng dưỡng bu lông và dùng thép tròn D8 hoặc D10. Để cố định tạm các Bulong neo trong cụm bu lông với thép chủ trong dầm hoặc cột.
Bước 2: Kiểm tra và định vị tim, cốt trong mỗi cụm. Sau đó lắp các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Mục đích của việc định vị bu lông neo là để giữ cho bulong cố định. Không bị di chuyển trong quá trình đổ bê tông. Có thể dùng bản mã hoặc chấm hàn để định vị. Và sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (thiết bị đo đạc phải được kiểm định).
Bước 3: Kiểm tra chiều cao nhô của bulong móng chân cột so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế (thông thường khoảng 100mm).
Bước 4: Đặt bulong móc vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết.
Bước 5: Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bulong neo với thép chủ, ván khuôn, nền. Để đảm bảo bulong không bị di chuyển hay dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.
Bước 6: Sử dụng nilon để bọc bảo vệ lớp ren bulong móng cột để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.
Bước 7: Lập bảng kiểm tra và nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bu lông móng trụ đèn đã lắp dựng.
Các mác thép dùng để sản xuất bu lông neo
Đối với bu lông neo, thông thường ta quan tâm đến 2 giới hạn quan trọng nhất là:
+ Giới hạn bền σb: Là giá trị của ứng suất lớn nhất mà mác thép chịu được trước khi bị kéo đứt.
+ Giới hạn chảy σy: Là khả năng bị biến dạng của thép khi có tác động của nhiệt

Tiêu chuẩn mác thép bu lông neo
Bulong Ohio thường sử dụng các loại thép chất lượng cao để sản xuất bulong neo với độ bền và độ chính xác đáp ứng các yêu cầu cấp bền tương ứng như sau:
- Sử dụng thép CT3, CT4, CT5, Q325. Để sản xuất bulong neo và bulong móng với độ bền tương ứng là Grade 3.6.
- Sử dụng thép SS400, SS490, SS540. Để sản xuất bulong neo móng hàng thường với độ bền tương ứng là Grade 4.6.
- Sử dụng thép C45, C55, C65. Để sản xuất bu lông neo móng cho nhà xưởng với độ bền tương đương là Grade 5.6, 6.6.
- Sử dụng các loại thép như 40X, 30X, 35X, SCr420, Scr430. Để gia công bulong neo có độ bền tương đương là Grade 8.8.
- Sử dụng thép SUS201, SUS304. Để sản xuất bulong neo móng inox tương ứng với inox 201, inox 304.
Tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật hay thiết kế bu lông neo mà ta có. Hàng đen, mạ kẽm điện phân (xi trắng), mạ kẽm nhúng nóng, mạ toàn thân hay chỉ mạ đầu ren.
Tham khảo thêm:
Quy trình sản xuất bu lông neo
Cách sản xuất bulong neo Ohio được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Chọn loại thép và kiểm tra nguyên liệu. Công ty Bulong Ohio sử dụng nhiều loại thép khác nhau bao gồm CT3, SS400, C45, C65, 40X, SUS304. Trước khi bắt đầu gia công hàng loạt, nguyên liệu sẽ được kiểm tra cường độ.
Bước 2: Gia công thép bao gồm các công đoạn cắt, đánh răng, và tiện ren. Phôi thép tròn sẽ được cắt theo chiều dài yêu cầu. Và sau đó được đánh răng và tiện ren theo yêu cầu.
Bước 3: Định hình. Sau đó, bulong neo sẽ được uốn hoặc bẻ theo bản vẽ yêu cầu để tạo thành các hình dạng như chữ L, chữ J, chữ I,…
Bước 4: Xử lý bề mặt. Bulong móng cẩu tháp có thể được giữ nguyên bản. Hoặc được xi mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng tùy thuộc vào yêu cầu của từng công trình.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng và đóng gói. Sau khi hoàn thành gia công, các bulong sẽ được kiểm tra và đóng gói trước khi giao tới công trình.

Bu lông neo
Ứng dụng bu lông neo
Bulong neo được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Như cầu, nhà cao tầng, hầm và các công trình dân dụng khác. Nó được sử dụng để giữ các vật liệu lại với nhau. Đảm bảo tính ổn định và an toàn cho các công trình xây dựng. Ngoài ra, bu lông neo còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác. Như sản xuất tàu thủy, máy móc, thiết bị điện tử và ô tô.
Bulong neo cũng được ứng dụng trong việc lắp đặt các hệ thống cơ điện và thiết bị trong nhà máy và các công trình công nghiệp. Đảm bảo tính an toàn và hiệu suất hoạt động của các thiết bị sản xuất. Nó còn được sử dụng trong các ứng dụng trạm biến áp, cột đèn đường chiếu sáng, nhà máy điện năng lượng mặt trời…

Bulong neo
Báo giá bu lông neo
Đơn giá của bu lông neo phụ thuộc vào một số yếu tố như: tổng chiều dài, đường kính, cường độ cấp bền và bề mặt xử lý. Cũng như số lượng đai ốc và vòng đệm có trong bộ. Bulong neo hàng đen có giá rẻ hơn so với hàng xi trắng. Và hàng xi trắng lại rẻ hơn hàng mạ kẽm nhúng nóng. Do đó, giá của từng loại bu lông neo sẽ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng bản vẽ. Không nên chỉ chọn bu lông neo có giá rẻ mà bỏ qua chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Nếu cần thiết, nên đầu tư một chút tiền để chọn bu lông có chất lượng tốt và đáng tin cậy hơn.
Bulong Ohio có nhiều thế mạnh, bao gồm:
- Nhà máy sản xuất bu lông neo móng tại Quận 12, Tp. Hồ Chí Minh.
- Luôn có sẵn phôi thép dự trữ trong kho để sản xuất khi có đơn đặt hàng.
- Sử dụng máy móc hiện đại được nhập từ Thái Lan và Đài Loan.
- Thời gian sản xuất nhanh, chỉ 1 phút để sản xuất 20 cây bu lông neo thành phẩm.
- Nguyên liệu đầu vào được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sản xuất hàng loạt.
- Bộ phận kiểm tra chất lượng QA/QC chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và số lượng đầu ra trước khi giao hàng cho công trình.
- Hàng sản xuất ra được mạ đẹp, đạt chất lượng xuất khẩu đi nước ngoài.
- Khách hàng có thể đến trực tiếp nhà máy để lấy hàng hoặc Bulong Ohio sẽ thuê xe tải để giao hàng ra chành xe tới các tỉnh thành trong cả nước.
BULONG OHIO® chuyên sản xuất và gia công bulong neo từ M10 tới M100. Cấp bền 3.6, 4.6, 5.6, 6.6, 8.8. Hàng đen, mạ kẽm điện phân (xi) và mạ kẽm nhúng nóng. Với tôn chỉ trong kinh doanh: “Lấy uy tín chất lượng làm thước đo giá trị thương hiệu”. Giá cả hợp lý – Công suất 1 phút ~ 20 thành phẩm – Bao test cấp bền – Thời gian cấp hàng nhanh. Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm xin vui lòng liên hệ Hotline: 090 686 2407 để được hỗ trợ báo giá tốt nhất.
Bài viết tham khảo:
CÔNG TY TNHH OHIO INDOCHINA
Địa chỉ: 187/7 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
VPGD và Nhà máy sản xuất: Tổ 28, KP2, Thạnh Xuân 14, Quận 12, Thành Phố Hồ Chí Minh
ĐT: 028.6278.2407 | Fax: 028.3823.0599